Số 54 - Ngách 2 - Tổ 68 - Phường Tương Mai - Hà Nội

Tình trạng thiếu hụt lao động tại Nhật Bản lên tới cực điểm

22/07/2019 08:21 Tin tức

Tình trạng thiếu hụt lao động tại Nhật Bản đã đạt ngưỡng cảnh báo mới, khi lần đầu tiên nước này ghi nhận nhu cầu tuyển dụng lao động dài hạn nhiều hơn hẳn số đơn ứng tuyển. Đến thời điểm hiện tại, mức lương trung bình cho lao động cơ bản và tỷ lệ lạm phát ở Nhật Bản vẫn duy trì ở mức thấp, với chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước.


Tình trạng thiếu hụt lao động tại Nhật Bản lên tới cực điểm


Tình trạng thiếu hụt lao động tại Nhật Bản đã đạt ngưỡng cảnh báo mới, khi lần đầu tiên nước này ghi nhận nhu cầu tuyển dụng lao động dài hạn nhiều hơn hẳn số đơn ứng tuyển.


Đến thời điểm hiện tại, mức lương trung bình cho lao động cơ bản và tỷ lệ lạm phát ở Nhật Bản vẫn duy trì ở mức thấp, với chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước.


Vấn đề của toàn bộ hệ thống


Theo kết quả tính toán vừa mới công bố, tỷ lệ giữa nhu cầu lao động thường xuyên so với số người tìm việc ở Nhật Bản đã đạt mốc 1,01/1 trong tháng 6, lần đầu tiên vượt ngưỡng cân bằng, kể từ khi nước này bắt đầu thống kê chỉ số nêu trên vào năm 2004. Trong khi đó, tương quan giữa tổng số “việc tìm người” với số “người tìm việc” cũng chạm ngưỡng 1,51/1, cao nhất trong vòng 43 năm qua.


Tình trạng thiếu lao động tại Nhật Bản hiện nay không chỉ dừng lại ở khu vực việc làm bán thời gian, mà còn lan sang cả khu vực việc làm thường xuyên và được trả lương định kỳ - “xương sống” của lực lượng lao động Nhật Bản.


Như vậy là sau một thập kỷ chuyển hướng sang hình thức hợp đồng lao động ngắn hạn và thị trường nhân lực hai tầng, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã phải quay trở lại với lời mời chào công việc ổn định, dài hạn, để thu hút nhân lực. Xét theo từng ngành nghề, khoảng cách giữa nhu cầu việc tìm người và số người tìm việc cũng ngày càng nới rộng.


Một trong những nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do tâm lý muốn gắn bó lâu dài của người lao động Nhật Bản. Mặc dù đã có một sự tăng nhẹ về dịch chuyển trong thị trường lao động, nhưng phần đông giờ đây không muốn, hoặc không thể “nhảy việc” sang những lĩnh vực có nhu cầu nhân sự cao. Việc phân bố nguồn lực chưa thực sự hiệu quả cũng khiến tình trạng “chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu” gần như không cải thiện gì nhiều trong suốt 5 năm qua.


Hệ quả là tổng quỹ tiền lương của toàn bộ lực lượng lao động Nhật Bản tăng không đáng kể. Một số ngành có thu nhập tịnh tiến đều đặn thì lao động đủ trình độ lại không nhiều.


Đơn cử như lĩnh vực xây dựng và khai thác mỏ, nhu cầu tuyển dụng lớn, tiền lương hấp dẫn, nhưng số lao động chỉ chiếm chưa đến 5% tổng số trong nền kinh tế.


Cho đến thời điểm này, mức lương trung bình cho lao động cơ bản và tỷ lệ lạm phát ở Nhật Bản vẫn duy trì ở mức thấp, với chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Theo cách tính của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (không tính đến năng lượng và thực phẩm tươi sống), con số này so với năm ngoái vẫn là dậm chân tại chỗ. Điều này đi ngược lại các lý thuyết kinh tế cho rằng khi thị trường lao động thiếu hụt như vậy, mức lương và tỷ lệ lạm phát đều phải tăng lên.


Nguy cơ đã được cảnh báo từ lâu


Sở dĩ Chính phủ Nhật Bản tiếp tục kiên định với các chính sách của mình là nhờ những kết quả tích cực của nền kinh tế thời gian qua. Chi tiêu hộ gia đình trong tháng 6/2017 đã tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng lần đầu tiên trong vòng 16 tháng qua; doanh số bán lẻ cũng tăng 0,2% so với tháng trước đó. Tổng hợp lại, từ quý II/2017, Nhật Bản đã lấy lại đà phát triển kinh tế vững chắc, xuất khẩu đạt kết quả tốt và tiêu dùng cũng bắt đầu tăng tốc.


Đặc trưng của dân số Nhật Bản hiện nay vẫn là dân số già và đó là lý do vì sao rất nhiều người cao tuổi của nước này tiếp tục phải tham gia vào lực lượng lao động. Việc có hơn 23% dân số Nhật là người già trên 65 tuổi đang đẩy nước này vào tình trạng thiếu lao động trẻ trầm trọng.


Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nếu không thay đổi các chính sách lao động ngay lúc này, chỉ 10 năm nữa, tổng lực lượng lao động của Nhật Bản sẽ giảm đến 10%.


Do thiếu hụt lao động, Nhật Bản đang phải tiếp nhận ngày càng nhiều lao động đến từ các nước kém phát triển hơn, như Nepal, Philippines…


Chính sách lao động của chính phủ Nhật Bản cũng phải thay đổi theo hướng ưu đãi hơn cho lao động nước ngoài, từ thời hạn hợp đồng, cho tới các quy định về bảo vệ người lao động.

Tin mới nhất

Xuất khẩu lao động

YAMANO liên tục tuyển sinh các khóa học tiếng Nhật với 3 khóa sơ cấp phù hợp ...

Đào tạo tiếng Nhật

YAMANO liên tục tuyển sinh các khóa học tiếng Nhật với 3 khóa sơ cấp phù hợp ...

Đào tạo kỹ sư

Chương trình đào tạo kỹ sư Nhật Bản tại YAMANO luôn có những chế độ đãi ngộ, ...

THÔNG BÁO TUYỂN SINH DU HỌC ...

Công ty trách nhiệm hữu hạn YAMANO - liên kết với các trường Nhật ngữ, Cao ...

Tiêu Điểm

Xuất khẩu lao động

YAMANO liên tục tuyển sinh các khóa học tiếng Nhật với 3 khóa sơ cấp phù hợp ...

Đào tạo kỹ sư

Chương trình đào tạo kỹ sư Nhật Bản tại YAMANO luôn có những chế độ đãi ngộ, ...

THÔNG BÁO TUYỂN SINH DU HỌC ...

Công ty trách nhiệm hữu hạn YAMANO - liên kết với các trường Nhật ngữ, Cao ...

Thong ke